Phương pháp giáo dục Steiner/ Waldorf có thể tạo nên các nhà khoa học không?

Các bạn nhỏ và cô trong giờ nhuộm vải với màu khoáng tự nhiên.

Nhìn thoáng qua chương trình học, không ít ba mẹ đặt câu hỏi: Tại sao trong các lớp học Waldorf không thấy máy chiếu, loa hay máy vi tính cho trẻ? Như vậy trẻ có bị tụt hậu so với các trẻ trong những ngôi trường hiện đại khác?

Chúng ta hãy cùng nhau xem xét lại từ đầu. Nói về khoa học, thì phương pháp nghiên cứu khoa học đã tồn tại hơn một ngàn năm. Nó được mô tả trong một cuốn sách được viết bởi Avicenna vào năm 1023 và đã xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau trước thời đại của ông. Đó là phương pháp được thiết lập để khám phá một ý tưởng khoa học và ghi lại kết quả. Các bước cơ bản là:

  1. Quan sát hiện tượng và đặt câu hỏi
  2. Đặt ra giả thuyết để giải thích hiện tượng này
  3. Sử dụng giả thuyết để đưa ra dự đoán
  4. Kiểm tra & phân tích giả thuyết đó

Vậy điều này được phản ánh như thế nào trong nền giáo dục Steiner/ Waldorf?

1. Quan sát hiện tượng: thông qua việc đặt câu hỏi, những cuộc đi dạo trong thiên nhiên và tham gia, thực hành với đôi bàn tay, sau đó tìm đọc tài liệu liên quan hoặc nghiên cứu về hiện tượng đó. Trong giáo dục Waldorf, học sinh tham gia vào phần này của quá trình kể từ khi chúng còn là những đứa trẻ mới biết đi qua các chuyến đi bộ tự nhiên, chơi với đồ chơi làm bằng vật liệu tự nhiên, chơi với đồ chơi từ thiên nhiên, vẽ tranh màu nước, chơi với khăn lụa, … Nếu không bị thu hút bởi thiết bị điện tử hoặc màu sắc và vật liệu nhân tạo, trẻ đã được trao nhiều cơ hội hơn để quan sát các vật liệu và thiên nhiên, và cách mà chúng vận hành theo hàng ngàn kiểu khác nhau. Một ví dụ cụ thể – vào lớp 4, một học sinh Waldorf sẽ được trải nghiệm nhiều đặc tính của gỗ thông qua hàng trăm chuyến đi bộ trong thiên nhiên, leo trèo, chơi với đồ chơi bằng gỗ, sử dụng bát và đồ dùng bằng gỗ, tạo ra các sản phẩm thủ công từ gỗ. Trong hệ thống trường công lập, đặc biệt là ở các thành phố lớn, rất nhiều học sinh ít tiếp xúc với gỗ (hoặc cây cối và vật liệu tự nhiên) từ khi chúng còn nhỏ.

2. Đặt ra giả thuyết: Các nhà khoa học không chỉ phải có khả năng quan sát thế giới tự nhiên và đặt câu hỏi về nó, mà họ còn phải có khả năng xây dựng một giả thuyết từ những quan sát và thắc mắc này. Các học sinh Waldorf được yêu cầu làm điều này hàng ngày. Không sử dụng bảng tính hoặc công thức, trẻ được trải nghiệm những câu chuyện, lịch sử, khoa học, toán học và các môn học khác. Trẻ sẽ được dẫn dắt vào một giả thuyết, đưa ra kết luận của riêng mình và thảo luận về những điều này này như một tiết học thường ngày.

3. Đưa ra dự đoán: Giả thuyết trong một tuyên bố khoa học nên là một tuyên bố hạn chế về nguyên nhân và kết quả trong một tình huống cụ thể. Tuy nhiên, một câu hỏi có thể dẫn đến rất nhiều câu hỏi khác ngay cả khi lý thuyết đầu tiên đã được “chứng minh” hoặc chứng thực. Một nhà khoa học cũng phải hỏi “điều đó có nghĩa là gì nếu giả thuyết này là đúng hoặc không đúng sự thật? Điều đó sẽ áp dụng cho các lĩnh vực khác của cuộc sống như thế nào?”. Giáo dục Waldorf dạy trẻ em những kỹ năng này. Một ví dụ là trong lĩnh vực lịch sử. Học sinh Waldorf không được dạy lịch sử từ một đoạn văn được gọi là “sự thật lịch sử”. Trẻ được yêu cầu trải nghiệm lịch sử thông qua một số hoạt động và trải nghiệm liên quan giữa lịch sử với cuộc sống hiện tại. Qua đó, trẻ sẽ tự thấy mối liên hệ giữa cuộc sống và việc học tập của mình.

4. Kiểm tra giả thuyết: Trẻ phải có khả năng phân tích dữ liệu, đưa ra kết luận và truyền đạt kết quả của mình. Các học sinh Waldorf đã quen thuộc với quá trình này. Rudolf Steiner đã đưa ra nhịp điệu ba ngày với các học phần bài học chính. Khía cạnh này của giáo dục Waldorf thực sự hoàn hảo để cung cấp các kỹ năng mà một nhà khoa học cần tuân theo với việc thu thập và phân tích dữ liệu. Với nhịp điệu ba ngày cho một bài học chính, học sinh có thời gian suy nghĩ về một bài học, tưởng tượng & khám phá một ý tưởng, tận hưởng ích lợi của việc đi ngủ cùng ý tưởng đó trong đầu, mở rộng & khám phá ý tưởng đó sâu hơn. Và đó là sự khác biệt giữa học một bài học và thực sự thấm nhuần nó. Học sinh Waldorf đã được phát triển sự kiên nhẫn cần thiết để hoàn thành bước này. Kỹ năng này không cần phải học sau này mà đã được giảng dạy trong suốt quá trình học tập của trẻ.


Bình luận về bài viết này